Lượt xem: ..

BẬT MÍ 4 MÓN NGON TỪ GẠO NHẬT – JAPONICA

Gạo Japonica hay còn được gọi là gạo Sinica, một trong hai loại gạo nội địa chính của châu Á. Gạo Nhật Japonica được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Gạo sạch Japonica của Nhật Bản hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố: sắc – vị – hương, khiến ít vị khách hàng khó tính nào có thể chê được. Hạt gạo trắng, tròn mẩy, đều đặn. Khi nấu lên cơm ăn rất dẻo, vị ngọt đậm, hương thơm tự nhiên quyến rũ. Ngay cả khi để nguội, cơm ăn cũng rất ngon. 
 

Ngoài nhược điểm không thể nấu bằng cách thông thường của người Việt Nam, gạo Nhật Japonica gần như là loại gạo hoàn hảo. Người Nhật nổi tiếng là đối tượng kỹ tính trong ăn uống. Với họ, hạt gạo phải đảm bảo chất lượng và an toàn 100%. Gạo Japonica cũng vậy, không những là loại gạo ngon, hương vị hấp dẫn mà còn rất an toàn và tốt cho sức khỏe. Hạt gạo giàu vitamin bổ dưỡng như: B1, B2, vitamin E,.. . Và các khoáng chất: magie, manan,.. . Bên cạnh đó nguồn tinh bột và protein trong gạo cũng rất cao.
Giống như đa phần các quốc gia châu Á khác, bữa ăn nào của người Nhật cũng có sự góp mặt của cơm trắng. Do được nấu từ gạo Japonica nên cơm Nhật dẻo thơm, trắng tựa bông, hạt đều và có vị ngọt tự nhiên. Ngay cả khi để nguội, cơm vẫn giữ được độ dẻo vốn có. Dưới đây là những món ăn làm từ gạo Japonica Nhật Bản đã khiến tất cả thực khách có dịp thử qua đều phải tấm tắc khen ngợi.


1. Bánh gạo

Bánh gạo khô làm từ gạo Japonica được sản xuất chủ yếu tại Kanto – vùng trồng lúa gạo đầy tiềm năng. 
Thông thường những chiếc bánh này có vị hơi mặn. Bột gạo sẽ được nhào kĩ cùng nước, đem hấp chín. Sau đó những người nghệ nhân lại tiếp túc nhào bột đã hấp lần hai, cuốn thành cuộn lớn, cán mỏng, cắt hình và kết hợp với các loại nguyên liệu như rong biển, đỗ,.. tùy theo hương vị yêu thích. Cuối cùng thành phẩm này được đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và nướng đều trên than củi. Khi đến tay bạn, chiếc bánh đã trở nên giòn rụm, thơm ngon và đầy hấp dẫn. Người Nhật thường dùng loại bánh này để tiếp khách khi có người phương xa đến thăm nhà.
2. Cơm trộn hải sản, rau củ
 
Cơm trộn hải sản là một món ăn khá đặc biệt tại Nhật, còn được gọi với cái tên kaisendon. Để thưởng thức được món ăn này bạn phải sử dụng được hải sản sống vì đây là một dạng biến thể của sashimi. Trên lớp cơm trắng ngần được nấu từ gạo Japonica Nhật Bản, người Nhật phủ lên đó cá sống, nhím biển, trứng cá hồi cùng tôm, mực, bạch tuộc. Tất cả các loại hải sản này đều đảm bảo vị tươi ngon và cực kì an toàn cho sức khỏe. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của cá, vị bùi của cơm hòa quyện. Tất nhiên, với những người mới thưởng thức lần đầu, e ngại là cảm giác khó tránh khỏi. Món ăn này nhìn rất bắt mắt, bổ dưỡng và đã theo chân người Nhật suốt nhiều đời nay. 
 

3. Sushi

Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản. Cùng với trà đạo, nghệ thuật cắm hoa ikebanna, sushi đã thực sự trở thành nét văn hóa đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc. Sushi muôn màu, muôn sắc, đa dạng về loại…
Để tạo nên món ăn cầu kì, đẹp đẽ và hấp dẫn đến vậy, người Nhật đã dồn rất nhiều tâm sức, từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến cắt thái, xếp đặt. Trong tất cả các loại nguyên liệu cần phải có thì gạo Japonica Nhật Bản đòi hỏi cách chế biến tinh tế và tỉ mẩn nhất. Bạn phải sử dụng các kĩ năng nhất định để cơm đạt được độ dẻo thơm cần có, góp phần tôn vinh nét quyến rũ khó cưỡng của từng miếng sushi. Đầu tiên, trong quá trình vo gạo, bạn lưu ý chỉ vo trong 2 – 3 nước để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Gạo cần được để ráo 10 phút trước khi nấu. Cách nấu ngon nhất là sử dụng nước lạnh ngay từ đầu và phải cho thêm vài lá tảo bẹ để tăng hương vị cho cơm. Mới đầu bạn cần để nhiệt độ cao đến khi cơm cạn nước, giảm nhiệt ở mức trung bình và nấu đến khi gạo chín mềm, dẻo thơm.
Làm sushi không đơn thuần chỉ sử dụng cơm không, bạn cần phải trộn cơm chung với một hỗn hợp giấm đặc biệt. Để tạo hỗn hợp này, bạn cần đun sôi giấm rượu gạo, cho đường và muối vào quấy tan và để nguội. Trong quá trình trộn cơm và hỗn hợp giấm phải đảo thật đều tay, hơi ướt. Khi cơm nguội, hỗn hợp trên sẽ tạo độ kết dính cho cơm. Sau khi trộn xong bạn cần lấy khăn sạch đậy kín để đảm bảo vệ sinh.

 

4. Cơm nắm (Onigini) 

Onigiri trong tiếng Nhật, có nghĩa là nắm cơm. Người Nhật làm cơm nắm nho nhỏ cỡ bằng lòng bàn tay người lớn là phổ biến, tuy nhiên có nhiều kích cỡ theo loại cơm nắm khác nhau.
Nếu là cơm trắng nắm lại, thì thường có nhân ở giữa, là cá nướng, trứng cá nướng, rau củ xào mặn, cá hộp trộn bơ chua, mơ muối... và bọc bên ngoài là lá rong biển nướng giòn thơm. Nếu là cơm trộn (như xôi đậu đỏ, cơm nấu với 5 loại củ rau...) thì thường không có nhân, làm bằng cơm, rong biển và các loại nhân như cá hồi, trứng cá tuyết, mơ muối...
Onigiri dễ làm, gọn nhẹ nên rất được ưa chuộng khi muốn tự làm làm cơm hộp để đem đi picnic, hay ăn trưa.

 

Trên đây là 4 món ăn đặc trưng nhất được nấu từ gạo Japonica Nhật Bản, bạn nhất định nên thử qua một lần. Ngoài vẻ ngoài bắt mắt, chúng còn thực sự ngon và hấp dẫn. Nếu có thời gian và chút khéo tay, bạn cũng có thể tự thực hiện ở nhà để gia đình mình cùng thưởng thức. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: tổng hợp từ Gaosach.vn